Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

7. Những hư hỏng, phương án sửa chữa đối với trục bơm ly tâm


Hư hỏng của trục bơm thường là giảm đường kính hay bị cong. Giảm đường kính do ăn mòn hay mài mòn. Có thể khôi phục lại đường kính bằng cách phun kim loại, thấm kim loại, dùng ống bao hay hàn đắp. Phương pháp phun và thấm kim loại bị hạn chế bởi bề dày lớp bọc và bám không chặt với kim loại gốc. Sử dụng ống bao bị hạn chế bởi bề dày tối thiểu và tối đa của ống bao mặt khác làm giảm khả năng chịu mômen xoắn của trục. Phương pháp hàn đắp trục bơm có nhược điểm là dễ gây biến dạng trục. Mọi phương pháp đều có nhược điểm của nó. Tuy nhiên người ta thường chọn phương pháp hàn do phương pháp này có một số ưu điểm sau:
1.      Vật liệu que hàn chảy ra và bám chặt với kim loại gốc.
2.      Đảm bảo được độ bền của trục.
3.      Chịu được ăn mòn và mài mòn.
4.      Chiều dày lớp hàn không bị hạn chế.
Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để giảm tối thiểu biến dạng khi hàn. Sau đây chúng ta sẽ xem xét những kỹ thuật để giảm tối thiểu biến dạng khi hàn:
Phương pháp hàn chỉ cho phép với những hư hỏng làm giảm đường kính trục không quá 15% và chiều dài hư hỏng không quá 10% chiều dài trục.
Vật liệu của trục cho phép sử dụng phương pháp hàn bao gồm một số loại thép không gỉ, hợp kim của Niken… Loại que hàn được sử dụng phải có khả năng chịu mài mòn và chống ăn mòn.
Trước khi hàn người ta tiện trục đi tối thiểu 0,8 mm và tối đa là giảm 15% đường kính của trục. Cạnh mép tiện vát đi 45o.
Lựa chọn loại que hàn có đường kính 2,5 hay 3,0 mm. Dòng điện hàn nhỏ hơn 100A. Trục được đặt trên giá quay và quay liên tục sao cho tốc độ hàn khoảng 50 đến 80 mm/phút. Tiếp tục quay trục sau khi hàn xong 30 phút để tránh làm cong trục khi trục chưa nguội hẳn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét